Đa nhiệm: Thứ thuốc độc giết chết sự tập trung
Hãy ngẫm lại, lần cuối bạn tập trung làm một việc duy nhất là khi nào? Và được bao lâu? Tôi không chắc là mình nhớ được lần cuối đó là khi nào. Tôi đã từng thấy mình trong tình trạng đa nhiệm trước đây. Vừa học bài vừa coi Youtube, lướt Facebook, lâu lâu có đoạn nào khó quá và cần tập trung thì y như rằng tâm trí tôi lại thèm khát việc lên mạng, lướt lướt vài cái dù biết rằng trên đó chẳng có gì thay đổi. Bạn có thể cho rằng tôi là một thằng nghiện Internet, mà như thế cũng chẳng sai, tôi chỉ bắt đầu nhận thức được điều này khi bắt đầu gặp bài nói chuyện Ted của Cal Newport và đọc cuốn Deep Work của anh chàng này. Trong bài viết này, tôi muốn tổng hợp lại các lý do mà Newport đã đưa ra - trong bài nói lẫn trong cuốn sách - về sự hủy hoại của đa nhiệm gây ra với hệ thống tập trung của con người và việc mạng xã hội, cụ thể hơn là Facebook đã tiếp tay cho sự tàn phá đó như thế nào.
Clifford Nash, cựu giáo sư chuyên ngành Truyền thông của Đại học Stanford đã làm nhiều nghiên cứu về hành vi con người trong thời đại số. Dưới đây là lời tóm tắt các phát hiện của ông khi được phỏng vấn vào năm 2010 mà tôi trích ra từ cuốn "Deep Work":
Phải nhờ kết quả trong nghiên cứu của Nash, chúng ta mới thấy độ hủy hoại mà đa nhiệm gây ra cho bộ não của ta, điều đáng ngạc nhiên là những tình nguyện viên theo hướng đa nhiệm trong nghiên cứu của Nash sau khi được hỏi vẫn cho rằng khi họ muốn, họ có thể tập trung bao lâu tùy thích. Sự thật đáng buồn, họ không thể vì bộ não của họ đã bị tái lập trình để thèm muốn sự phân tâm. Có thể bạn đang tự hỏi: "Ừ thì phân tâm đấy, nhưng điều này có ý nghĩa gì với hiệu suất công việc mà tôi đã nói ngay từ ban đầu chứ?". Hãy kiên nhẫn, bạn tôi, tôi vẫn đang chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết cho món ăn của bạn đây. Thật ra, không phải quá trình họ làm nhiều việc dẫn đến sự giảm khả năng tập trung của họ mà chính quá trình chuyển từ tác vụ này qua tác vụ kia đã trói bộ não của họ thành một bộ não nghiện sự phân tâm. Có 2 luận điểm ủng hộ điều này:
Hiệu suất tôi đề cập ở đây là khả năng hoàn thành những công việc khó, cần nhiều sự cố gắng và mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống.
Tuy nhiên, khó có thể nhắc đến sự phân tâm mà không nhắc tới công nghệ. Trong đó, Facebook là nhân tố chính trong việc thu hút sự chú ý của bạn.
Vì bài viết đã khá dài, tôi xin phép để Newport thuyết phục bạn về tác hại của Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung trong bài Ted tôi để ở cuối bài viết.
Sách "Deep Work": Goodreads
Bản dịch "Làm ra làm, chơi ra chơi": Goodreads
Bài Ted Talk của Cal Newport: Quit social media | Dr. Cal Newport | TEDxTysons
Đa nhiệm, sự lừa dối về tính hiệu quả
Trong thực tế, không chỉ riêng bản thân mà tôi cũng thấy những người xung quanh minh thường ưu tiên sự đa nhiệm hơn. Đặc biệt là những người trẻ. Có thể kể đến là vừa ăn vừa xem điện thoại, xem phim trên TV, laptop và lướt Facebook trên điện thoại cùng một lúc. Hay nghe có vẻ năng suất hơn là vừa làm bài tập vừa trả lời tin nhắn công việc chẳng hạn. Về bề ngoài, đa nhiệm có thể là một phương pháp tuyệt vời để tăng năng suất khi ta vừa có thể hoàn thành nhiều việc cùng một lúc. Tuy nhiên, chính điều đó lại mang cho ta những ý niệm sai lầm về năng suất và một phần nào đó ta tự đánh lừa mình rằng mình thật là siêu phàm khi có thể liên tục chuyển đổi giữa 2 đến 3 công việc và hoàn thành chúng. Ngoài ra, khi thực hiện đa nhiệm, chúng ta cũng cho mình một vẻ ngoài bận rộn mà ta hay cho rằng bận rộn tức là năng suất. Nhưng tin tôi đi, đa nhiệm không những không giúp bạn tiến xa trong đời sống công việc mà còn hủy hoại đi khả năng làm việc đó của bạn nữa. Tại sao tôi lại chắc chắn như vậy à?Clifford Nash, cựu giáo sư chuyên ngành Truyền thông của Đại học Stanford đã làm nhiều nghiên cứu về hành vi con người trong thời đại số. Dưới đây là lời tóm tắt các phát hiện của ông khi được phỏng vấn vào năm 2010 mà tôi trích ra từ cuốn "Deep Work":
"So we have scales that allow us to divide up people into people who multitask all the time and people who rarely do, and the differences are remarkable. People who multitask all the time can't filter out irrelevancy. They can't manage a working memory. They're chronically distracted. They initiate much larger parts of their brain that are irrelevant to the task at hand...they're pretty much mental wrecks."Dành cho các bạn không thể đọc được Tiếng Anh thì Nash phát hiện ra những điểm khác biệt giữa một người hay làm đa nhiệm và những người không làm đa nhiệm ở chỗ những người có xu hướng làm nhiều việc cùng một lúc mất đi khả năng tập trung vào công việc đang làm. Ngoài ra, họ liên tục bị đánh lạc hướng bởi những việc không liên quan và sử dụng phần lớn bộ não của họ cho những việc không liên quan tới công việc họ đang làm.
Phải nhờ kết quả trong nghiên cứu của Nash, chúng ta mới thấy độ hủy hoại mà đa nhiệm gây ra cho bộ não của ta, điều đáng ngạc nhiên là những tình nguyện viên theo hướng đa nhiệm trong nghiên cứu của Nash sau khi được hỏi vẫn cho rằng khi họ muốn, họ có thể tập trung bao lâu tùy thích. Sự thật đáng buồn, họ không thể vì bộ não của họ đã bị tái lập trình để thèm muốn sự phân tâm. Có thể bạn đang tự hỏi: "Ừ thì phân tâm đấy, nhưng điều này có ý nghĩa gì với hiệu suất công việc mà tôi đã nói ngay từ ban đầu chứ?". Hãy kiên nhẫn, bạn tôi, tôi vẫn đang chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết cho món ăn của bạn đây. Thật ra, không phải quá trình họ làm nhiều việc dẫn đến sự giảm khả năng tập trung của họ mà chính quá trình chuyển từ tác vụ này qua tác vụ kia đã trói bộ não của họ thành một bộ não nghiện sự phân tâm. Có 2 luận điểm ủng hộ điều này:
- Quá trình liên tục chuyển đổi giữa công việc cần nhiều cố gắng-ít phần thưởng tức thời như làm bài tập về nhà sang công việc cần ít cố gắng-phần thưởng tức thời cao như lướt Facebook, xem video trên Youtube đã mang đến cho bộ não "thói quen phân tâm". Như các thói quen khác, khi bạn bắt đầu làm việc thì bộ não bạn cũng thèm muốn phần thưởng dẫn đến hành động là chuyển hướng sự chú ý sang thanh thông báo của bạn để đạt được phần thưởng đó. Càng ngày, thói quen này sẽ càng được gia cố đến mức bạn không còn khả năng tập trung được nữa, ở mức này bạn chính thức đã "mental wrecks"
- Một nghiên cứu chỉ ra rằng (đáng tiếc là tôi không thể kiếm được tôi đã đọc nó ở cuốn sách chết tiệt nào) khi bạn chuyển đổi sự chú ý giữa các công việc vẫn có một chút "níu kéo" còn sót lại ở công việc bị bỏ dở khiến khả năng thể hiện của bạn ở công việc hiện tại không còn nhạy bén như trước. Những "níu kéo" này cũng vì thế mà giảm hiệu suất của bạn.
Hiệu suất tôi đề cập ở đây là khả năng hoàn thành những công việc khó, cần nhiều sự cố gắng và mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống.
Tuy nhiên, khó có thể nhắc đến sự phân tâm mà không nhắc tới công nghệ. Trong đó, Facebook là nhân tố chính trong việc thu hút sự chú ý của bạn.
Facebook, kẻ phân phát phần thưởng miễn phí
Newsfeed của Facebook là một thứ đáng sợ. Nó được thiết kế ra với mục tiêu duy nhất là giữ bạn lại lâu hơn và lấy sự chú ý từ bạn. Không cần tôi đưa ra bằng chứng làm gì, bản thân Facebook là một cỗ máy thu hút sự chú ý. Tin nhắn, thông báo Facebook không chỉ thu hút về mặt thị giác mà còn về mặt thính giác nữa. Bạn cưỡng lại được bao lâu với cái con số trên thanh thông báo của bạn kia? Hay bao lâu sau khi bạn nghe được tiếng "ting" quen thuộc từ Facebook. Hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) đã được khai thác triệt để ở đây và khi chúng ta mở điện thoại ra check, phần thưởng sẽ là sự thỏa mãn trí tò mò. Cal Newport đã có một so sánh rất thú vị khi so sánh Facebook với chiếc máy đánh bạc slot machine, chỉ khác ở điểm bạn mang chiếc máy đánh bạc đó đi mọi nơi và liên tục kéo tay nắm của nó xuống. Một lần nữa khẳng định rằng Facebook là một công cụ tồi để sự dụng vô thưởng vô phạt và sẽ là một ý tưởng tồi khi cho phép một công cụ như vậy thao túng sự chú ý của bạn.Vì bài viết đã khá dài, tôi xin phép để Newport thuyết phục bạn về tác hại của Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung trong bài Ted tôi để ở cuối bài viết.
Tổng kết và nguồn tham khảo
Tôi mong rằng bạn đã hiểu được tổn thất lâu dài mà đa nhiệm mang đến cho bạn sau bài viết này. Ở đây, tôi đã sử dụng cuốn sách "Deep Work" của Cal Newport và bài nói của anh như nguyên liệu cho bài blog này.Sách "Deep Work": Goodreads
Bản dịch "Làm ra làm, chơi ra chơi": Goodreads
Bài Ted Talk của Cal Newport: Quit social media | Dr. Cal Newport | TEDxTysons
FOMO chứ nhỉ Fear Of Missing Out
Trả lờiXóaCảm ơn bạn. Mình đã sửa lại
Xóa